sodotochuc

                                                     Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đại học Y Thái Bình

CƠ SỞ HẠ TẦNG

     Diện tích mặt bằng Bệnh viện: 12.915 m2, gồm 06 dãy nhà, diện tích xây dựng: 11.440 m2, bình quân diện tích 52m2/ giường bệnh.
+ Nhà số 1 là ngôi nhà 3 tầng, chức năng khoa khám bệnh đa khoa.
+ Nhà số 2 khu nhà 7 tầng (Nhà D), Phòng khám cấp cứu;khu chạy thận nhân tạo; Khoa Dược; Trung tâm hỗ trợ sinh sản và các phòng chức năng cận lâm sàng .
+ Nhà số 3 khu nhà 2 tầng Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Công tác xã hội
+ Nhà số 5 nhà 5 tầng là khu điều trị nội trú.
+ Nhà số 6 nhà 2 tầng là khu hành chính bệnh viện.

Khu nhà 3 tầng: khoa khám bệnh

   Tầng 1: Phòng khám Nội tiết, phòng khám Nội tim mạch, phòng khám Nội tổng hợp, phòng cấp phát thuốc, phòng khám Ngoại, phòng khám Yêu cầu, phòng khám Chấn thương cột sống, phòng khám Chấn thương, phòng bó bột;
  Tầng 2: Phòng khám Phụ sản, phòng khám TMH, phòng Hỗ trợ sinh sản, phòng khám Bệnh nhiệt đới, phóng khám Bệnh phổi, phòng Lưu bệnh nhân, phòng khám Nhi, phòng khám Da liễu, phòng khám Thần kinh;
  Tầng 3: Phòng Giao ban, phòng khám Mắt, phòng khám Răng – Hàm – Mặt, khu Tiểu phẫu.

Diện tích các khoa, phòng được bố trí như sau

Tầng 1 m2
– Phòng khám Nội tiết 35
– Phòng khám Nội tim mạch 35
– Phòng khám Nội tổng hợp 35
– Phòng Cấp thuốc 35
– Phòng khám Ngoại 35
– Phòng khám Yêu cầu 35
– Phòng khám Chấn thương cột sống 35
– Phòng khám Chấn th­ương 35
– Phòng Bó bột 35
– Hành lang, cầu thang, WC 200
Tổng cộng 515

 

Tầng 2 m2
– Phòng khám Sản khoa 75
– Phòng khám TMH 75
– Phòng Hỗ trợ sinh sản 35
– Phòng khám Bệnh nhiệt đới 35
– Phòng khám Bệnh phổi 35
– Phòng Lưu bệnh nhân 35
– Phòng khám Nhi 35
– Phòng khám Da liễu 35
– Phòng khám Thần kinh 35
– Hành lang, cầu thang, WC, kho 225
Tổng cộng 620

 

Tầng 3 m2
– Phòng giao ban 100
– Phòng khám Mắt 120
– Phòng khám Răng Hàm Mặt 120
– Khu tiểu phẫu 160
– Hành lang, cầu thang, WC 120
Tổng cộng 620

Khu vực nhà chờ bệnh nhân

Tên phòng                m2
– Phòng cấp phát thuốc BH 90
– Quầy thu ngân, Bảo hiểm Y tế 130
– Khu vực bệnh nhân ngồi chờ 2850
– Phòng đón tiếp bệnh nhân 120
Tổng cộng 3.190

      
Khu nhà 2 tầng
     

Hành chính bệnh viện
         Tầng 1: Phòng Tài chính kế toán, phòng Tổ chức – Hành chính , phòng Văn thư, phòng Kế hoạch tổng hợp,  phòng Điều dưỡng, phòng Khách , kho vật tư .
         Tầng 2: Phòng họp giao ban, phòng Giám đốc và các Phó giám đốc, phòng Trưởng phòng TCKT, kho lưu trữ tài liệu.   

Khu hành chính bệnh viện được bố trí như sau

Tầng 1 m2
Phòng Kế hoạch tổng hợp 35
 Phòng Tài chính kế toán 35
– Phòng Tổ chức Hành chính 35
– Phòng Văn th­ư 35
– Phòng Điều dư­ỡng 35
– Kho vật tư, phòng khách, hành lang 325
Tổng cộng 500
Tầng 2 m2
– Phòng họp giao ban 105
– Phòng Trư­ởng phòng TCKT 35
– Phòng Giám đốc 35
– Phòng phó Giám đốc 2 phòng 70
– Phòng công nghệ thông tin và kế hoạch 35
– Hành lang, cầu thang, WC 220
Tổng cộng 500

Khu nhà 5 tầng: chức năng điều trị nội trú 
     Tầng 1: Đơn vị tán sỏi, khoa Phục hồi chức năng, phòng cấp phát quần áo bệnh nhân, khoa Y học cổ truyền, khoa Chống nhiễm khuẩn.
     Tầng 2:  Khoa Tai Mũi Họng, khoa Thần kinh cột sống, khoa Chấn thương, Khoa Dược.
     Tầng 3: Khoa Mắt, khu phòng mổ và gây mê hồi sức cấp cứu.
     Tầng 4:  Khoa ngoại, khoa phụ sản
     Tầng 5:  Khoa Răng Hàm Mặt, khoa Nội, khoa Sản

Các phòng tại khu nội trú được bố trí như sau

Tầng 1  m2
– Phòng tán sỏi 45
– Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn 75
– Khoa Phục hồi chức năng 185
– Phòng cấp phát quần áo BN 35
– Khoa YHCT 230
– Hành lang, cầu thang, WC 250
Tổng cộng 820

 

Tầng 2  m2
– Buồng bệnh khoa Tai Mũi Họng 140
– Phòng trưởng khoa TMH 35
– Buồng bệnh khoa Thần kinh cột sồng 140
– Buồng bệnh khoa Chấn th­ương 140
– Phòng trưởng khoa Chấn thương 35
– Khoa Dược 45
– Phòng trưởng khoa Dược  35
– Hành lang, cầu thang, WC 250
Tổng cộng 820

 

Tầng 3 m2 
– Phòng trưởng khoa Mắt 35
– Phòng trưởng khoa TMH 35
– Khu phòng mổ + Gây mê hồi sức 465
– Phòng trưởng khoa gây mê 35
– Hành lang, cầu thang, WC 250
Tổng cộng 820

 

Tầng 4 m2
– Buồng bệnh khoa Ngoại 280
– Phòng trưởng khoa Ngoại 35
– Phòng trực khoa Ngoại 35
– Phòng trực khoa Sản 35
– Buồng bệnh khoa Sản 180
– Phòng trưởng khoa Sản 35
– Hành lang, cầu thang, WC 250
Tổng cộng 820

 

Tầng 5 m2
–  Buồng bệnh khoa Nội 210
– Phòng trưởng khoa Nội 35
– Phòng trực khoa Nội 35
– Khoa Răng Hàm Mặt và buồng bệnh 175
 – Kho Hành chính tổng hợp  115
– Hành lang, cầu thang, WC 250
Tổng cộng 820

Các điều kiện vệ sinh môi trường
Xử lý nước thải
Nước thải từ Bệnh viện phát sinh từ hai nguồn chủ yếu sau:
– Nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh, bao gồm dòng thải từ nước sàn, lavabo của các khu xét nghiệm và X – quang, phòng cấp cứu, khu bào chế dược phẩm…
– Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai bao gồm dòng thải từ nước sàn, lavabo và bể phốt của Khu điều trị nội trú, Khu nhà điều hành.
– Nước thải từ hai nguồn trên được thu gom dẫn tới hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện Trường Đại học Y Thái Bình để xử lý chung.
– Nước thải sau xử lý đạt quy định của tiêu chuẩn TCVN 7382-2004 mức I trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của Thành phố.

Xử lý rác y tế, rác sinh hoạt
Rác sinh hoạt

     Rác sinh hoạt của Bệnh viện phát sinh trong quá trình hoạt động, được nhân viên vệ sinh thu gom và tập kết về nơi quy định. Đội thu gom và vận chuyển rác thải của phường Kỳ Bá thành phố Thái Bình sẽ vận chuyển rác sinh hoạt của Bệnh viện về trung tâm sử lý rác thải của thành phố Thái Bình theo quy định .
Rác y tế
– Bệnh viện ra quy định về quản lý chất thải Bệnh viện đối với tất cả các cá nhân và các khoa trong toàn Bệnh viện theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ y tế.
– Các khoa và các đơn vị thu gom , vận chuyển đến địa điểm tập trung và xử lý ban đầu theo quy định.
– Rác y tế sẽ được Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Thanh Bình Hà nội và Công ty cổ phần công nghệ môi trường An sinh Hải dương vận chuyển , xử lý theo quy định
Xe đến lấy rác 1lần /tuần .

Hệ thống phụ trợ
Phòng cháy chữa cháy
     Phòng cháy chữa cháy: Bệnh viện Đại học Y Thái Bình nằm trong khuôn viên Trường Đại học Y Thái Bình cho nên khi xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy, Nhà trường đã xây dựng phương án bao gồm cả Bệnh viện trường. Với đặc điểm là nơi thường xuyên tập trung đông người, nếu xảy ra cháy nổ sẽ gây thiệt hại lớn, vì vậy trong nhiều năm nay, Ban giám hiệu Nhà trường cũng như Ban giám đốc Bệnh viện luôn quan tâm, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy, tổ chức lớp tập huấn phòng cháy chữa đến toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động đang công tác trong Trường và Bệnh viện. Thành lập Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, xây dựng, lắp đặt và trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy, xây dựng phương án chữa cháy cho cơ sở và đã được phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ – Công an tỉnh Thái Bình phê duyệt
Đã có hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được nghiệm thu của phong cảnh sát PCCC công an Thái bình .
+ Hệ thống báo cháy.
+ Hệ thống vòi nước để chữa cháy.
– Bệnh viện đã được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo giấy chứng nhận của Công an Tỉnh Thái Bình.
Máy phát điện. Để đảm bảo cấp điện 24h/ngày, phòng khi điện lưới bị mất, Bệnh viện đã lắp đặt 02 máy phát điện có công suất 80 KVA đáp ứng yêu cầu cung cấp điện chiếu sáng và sử dụng các máy móc, thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh cho toàn Bệnh viện.
Thông tin liên lạc
Từ Ban giám đốc Bệnh viện đến các khoa, phòng, đơn vị trong toàn Bệnh viện đều được trang bị máy điện thoại cố định mạng vinaphon do sở bưu chính viễn thông Thái Bình cung ứng. Mạng lưới điện thoại cố định có 17 máy, giúp cho công tác điều hành của Bệnh viện được nhanh chóng và kịp thời góp phần nâng cao chất lượng, an toàn trong khám chữa bệnh. Bên cạnh đó Bệnh đã làm các bảng để thông báo các thông tin cần thiết đến nhân viên Bệnh viện cũng như bệnh nhân khi đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viên Đại học y Thái bình .
Tại khoa Khám bệnh có dán nhiều bảng quảng cáo với các nội dung chăm sóc sức khỏe và vệ sinh phòng bệnh.

trangtri2