CHUYỂN ĐỔI SỐ Y TẾ QUỐC GIA ĐIỂM SÁNG VIỆT NAM 2020

Thứ hai - 11/01/2021 14:07
Từ ngày 29-30/12/2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình đã diễn ra Hội nghị chuyển đổi số y tế quốc gia - Điểm sáng Việt Nam 2020. Hội nghị có sự tham dự và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị y tế trong cả nước
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
       Hội nghị đã tổng kết, đánh giá kết quả chuyển đổi số của ngành y tế trong thời gian qua. Tính đến thời điểm này 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; đã có 10 bệnh viện, 01 phòng khám triển khai thành công bệnh án điện tử; có 23 bệnh viện đã dùng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim; ngày 25/9/2020 Bộ Y tế đã tổ chức lễ khánh thành 1000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa và nhiều thành tựu về ứng dụng CNTT trong ngành y tế.
 
Phó Thủ tướng
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận nỗ lực của ngành Y trong chuyển động số y tế
 
       Tại Hội nghị các đại biểu đã nhận được sự chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn, những điều kiện cần và đủ cho chuyển đổi số y tế của những đơn vị đã triển khai thành công bệnh án điện tử. Phát biểu tại Hội nghị PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục công nghệ thông tin - Bộ Y tế cho biết việc chuyển đổi số y tế nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ của các Bộ ngành liên quan, có hành lang pháp lý và có tính khả thi. Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng tốc độ chuyển đổi số trong ngành y tế còn chậm, chưa được như kỳ vọng trong đó nguyên nhân lớn nhất do phải đầu tư tài chính lớn. Theo tính toán, nếu một bệnh viện lớn đầu tư chuyển đổi số bài bản từ đầu có thể mất 160 tỷ đồng, mức thấp khoảng 20-30 tỷ đồng. Theo PGS.TS Trần Quý Tường để có được nguồn kinh phí các bệnh viện cần bỏ ra 0,6 - 3% tổng doanh thu để đầu tư cho chuyển đổi số.
       Mục tiêu chuyển đổi số của ngành y tế 5 năm tới, phấn đấu 100% cơ sở y tế trên toàn quốc triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt; 90% người dân có hồ sơ sức khoẻ điện tử; 100% triển khai tư vấn khám chữa bệnh từ xa và đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến. Đến năm 2025, 15% (khoảng 210 bệnh viện/1.400 bệnh viện) chuyển đổi số thành công và phấn đấu đến 2030, tỷ lệ này tăng lên 50%.

 

Tác giả bài viết: Đơn vị CNTT

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông kê
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay10,453
  • Tháng hiện tại26,342
  • Tổng lượt truy cập11,191,436
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây