- Đây là loại ung thư phát xuất từ tế bào lympho (lymphocyte) hoặc nguyên bào lympho (lymphoblast). Các loại tế bào này nằm trong máu và tủy xương.
- Triệu chứng của Lymphoma không đặc hiệu nhưng đáng lưu ý tập hợp các triệu chứng sau: nổi hạch không đau nhiều nơi, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân, ngứa, lách to và gan to.
- Lymphoma cho đến thời điểm hiện tại vẫn được chia làm hai loại chính. Về cơ bản khác biệt do xuất hiện một loại tế bào đặc biệt Reed-Sternberg trong tổn thương và tế bào này được đặt tên là Hodgkin do Thomas Hodgkin mô tả chính xác vào năm 1832:
+ Hodgkin lymphoma chiếm khoảng 40%.
+ Non - Hodgkin lymphoma chiếm khoảng 60%.
- Cần trả lời rằng: Hodgkin lymphoma tiên lượng tương đối tốt hơn và dễ dự báo hơn Non - Hodgkin lymphoma.
- Toàn bộ cơ thể có rất nhiều mô bạch huyết như lách, ruột thừa, hạch, tủy xương, vi mạch bạch như vậy lymphoma khi hình thành thì sẽ xuất hiện ở khắp nơi.
- Lymphoma chỉ hiếm khi chúng nằm trong nhu mô một tạng chủ mà nơi đó mô bạch mạch không ưu thế.
Trong quá trình thực hành chúng tôi cũng có dịp được gặp Lymphoma TIM, Lymphoma THẬN, Lymphoma cả hai HỐC MẮT. Tất cả tôi đều mô tả chi tiết về bệnh lý và hình ảnh học đăng trên tạp chí chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh RADIOLOGY CASE REPORTS.
- Một trường hợp lymphoma tại TIM.
Hình ảnh siêu âm Lymphoma tim.
https://www.sciencedirect.com/.../pii/S1930043321002880. Tại case bệnh này có sự tham gia nghiên cứu của TS.BS Nguyễn Ngọc Trung, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình.
- Một trường hợp lymphoma tại THẬN.
Hình ảnh siêu âm Lymphoma thận.
https://www.sciencedirect.com/.../pii/S1930043321003460
- Trong quá trình thực hành tôi có dịp được thấy 2 trường hợp lymphoma cả HAI BÊN HỐC MẮT.
Hình ảnh MRI Lymphoma 2 hốc mắt.
https://www.sciencedirect.com/.../pii/S1930043321002065
https://www.sciencedirect.com/.../pii/S1930043321007640
Vì vậy, khi bạn thấy Lymphoma hình thành khối nguyên phát hay những mảng thâm nhiễm rải rác ở một tạng không ưu thế mô bạch huyết (trừ não và hạch) hoặc các cấu trúc giải phẫu đối xứng. Hãy lưu ý đó có thể là trường hợp hiếm gặp và nên đối chiếu y văn.
Tác giả bài viết: TS.BS Nguyễn Ngọc Trung, Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Nguồn tin: TS.BS Nguyễn Ngọc Trung, Khoa Chẩn đoán hình ảnh