GẮP THÀNH CÔNG SÁN LÁ RUỘT TRONG HÀNH TÁ TRÀNG BỆNH NHÂN TẠI PHÒNG NỘI SOI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

Thứ năm - 18/03/2021 21:43
Với những thói quen hay ăn gỏi sống, thức ăn chưa được nấu chín, Việt Nam là một trong số nhiều những nước Châu Á có tỉ lệ mắc các bệnh sán lá, trong đó có sán lá ruột lớn tương đối cao. Tuy nhiên, người dân hiện vẫn đang xem nhẹ những hậu quả mà loại sán này gây nên.
Sán lá ruột lớn (kích thước 2-3cm) được gắp ra khỏi hành tá tràng
Sán lá ruột lớn (kích thước 2-3cm) được gắp ra khỏi hành tá tràng
     Phòng Nội soi tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đã nhiều lần phát hiện giun trong dạ dày, tá tràng, đại tràng, nhưng gặp sán lá ruột trong hành tá tràng là trường hợp rất hiếm gặp. Đây là lần đầu tiên được phát hiện tại phòng Nội soi tiêu hóa Bệnh viện.
 
 
image002
image001

Sán lá ruột lớn (kích thước 2 - 3 cm) bám chặt lên niêm mạc hành tá tràng
     
     
Vừa qua, một bệnh nhân nam ngoài 50 tuổi nhập khoa Nội - Bệnh viện Đại Học Y Thái Bình với các triệu chứng đau bụng vùng quanh rốn và đau bụng thượng vị. Bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám lâm sàng đã cho chỉ định nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng tại phòng Nội soi tiêu hóa Bệnh viện. Trong quá trình nội soi, phát hiện có hình sán đang di chuyển ở hành tá tràng, bác sĩ nội soi đã tiến hành gắp dị vật (con sán) có kích thước 2-3 cm bằng dụng cụ đặc biệt qua kênh sinh thiết ra khỏi hành tá tràng của người bệnh sau 1,5 phút. Bệnh nhân sau đó được xét nghiệm phân, kết quả có trứng sán lá ruột trong phân.
     Nội soi dạ dày, đại tràng không chỉ phát hiện các trường hợp viêm, loét, khối u, polyp, ung thư, gắp dị vật: hóc xương, nuốt nhầm dị vật, mà còn phát hiện một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân trên.
      Hiện nay tại phòng Nội soi tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Thái Bình áp dụng nội soi có gây mê và không gây mê. Để giúp cho chẩn đoán chính xác như bệnh nhân nêu trên, bệnh nhân đến nội soi tiêu hóa cần chuẩn bị:
  • Nhịn ăn ít nhất 6 giờ để làm sạch dạ dày, tạo điều kiện dễ dàng cho bác sĩ nội soi quan sát các tổn thương trong dạ dày;
  • Không uống các loại nước có màu;
  • Tránh không uống nước để tránh khi nội soi nước có thể trào ngược lên phổi gây nguy hiểm;
  • Không sử dụng các loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày trước nội soi.
Nguồn tin: ThS. BS Nguyễn Thị Ngọc Huyền
- Khoa Thăm dò chức năng BV Đại học Y Thái Bình
Biên soạn: Phòng Công tác xã hội
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông kê
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay6,603
  • Tháng hiện tại76,330
  • Tổng lượt truy cập11,241,424
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây