Mô thừa dạng bướu (Hamartoma) bản chất không phải là khối u. Chúng là một khối tế bào không được sắp xếp và tổ chức đúng trình tự dẫn đến hình thành một cấu trúc thừa thải không có chức năng và tồn tại bên trong một tạng nhất định. Chúng tồn tại như là một khối mô vô ích nên được gọi là mô thừa và vì chúng tạo thành các cấu trúc giống u nên gọi là dạng bướu. Từ đó gọi chúng là Mô thừa dạng bướu (Hamartoma).
     Mô thừa dạng bướu có thể gặp ở cả 3 lá phôi: Ngoại bì, trung bì, nội bì. Nổi tiếng nhất:
Vùng ngoại bì thần kinh: Hamartoma vùng dưới đồi (Hypothalamic hamartoma) rất hay gây ra tình trạng động kinh CƯỜI và rối loạn dậy thì SỚM.
     Vùng trung bì: Hamartoma phổi (Nổi tiếng với hình ảnh khối mass tròn, bờ đều có vôi hóa dạng bắp nổ), đôi khi không có vôi hóa đặc trưng nên dễ bị chẩn đoán nhầm với ung thư phổi.
     Vùng nội bì: Polyp Peutz Jeghers trong ống tiêu hóa thường gặp ở dạ dày và ruột non (thường là đa polyp).
     Mô thừa dạng bướu bản chất lành tính. Tuy nhiên sẽ là vô cùng hiếm nếu chúng chuyển ác. Nếu hóa ác, Hamartoma nội bì sẽ chuyển thành Carcinoma, còn trung bì sẽ có thể thành Sarcoma. Còn đối với Hamartoma ngoại bì thì chưa ghi nhận thấy chúng chuyển dạng ác tính thành Glioma. Có thể do Y văn chưa ghi nhận được.
Chúng tôi có ghi nhận được Hamartoma ở gan và Hamartoma ở thành ngực. Xét về mặt vị trí xuất hiện thì chúng là các loại Hamartoma hiếm gặp và chúng đều thuộc về trung mô.
     Tổn thương Hamartoma ở gan có dạng hỗn hợp nang và mô đặc, vỏ dày. Bắt thuốc vỏ mạnh. Dễ bị chẩn đoán nhầm với Abcess gan do vi khuẩn hoặc bệnh sán lá gan lớn.
     Tổn thương Hamartoma ở thành ngực cũng có dạng hỗn hợp nang và mô đặc, thường làm phồng và phá hủy cấu trúc xương bản trong. Ít phá hủy được xương bản ngoài. Dễ bị chẩn đoán nhầm với các tổn thương xương nguyên phát hoặc di căn thứ phát.
     Trường hợp Hamartoma gan được đăng trên tạp chí Radiology Case              Reports.https://www.sciencedirect.com/…/pii/S1930043321003253
     Trường hợp Hamartoma thành ngực được đăng trên tạp chí Radiology Case Reports tác giả TS.BS Nguyễn Ngọc Trung, Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, Trường Đại học Y Dược Thái Bình cùng nhóm nghiên cứu. https://www.sciencedirect.com/…/pii/S1930043321004684

 

51
Bài báo quốc tế “Mô thừa dạng thành ngực trẻ em “ do tác giả TS.BS Nguyễn Ngọc Trung, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, cùng nhóm nghiên cứu
 

52

Hình ảnh X – quang Mô thừa dạng bướu vị trí thành ngực bên phải.
 

53

Hình ảnh Cắt lớp vi tính Mô thừa dạng bướu vị trí thành ngực bên phải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *