Viêm amidan là bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em, phẫu thuật cắt Amiđan là một trong những phẫu thuật thường được thực hiện tại chuyên khoa Tai Mũi Họng. Hiện nay, cắt amidan là phương pháp giúp điều trị bệnh lý viêm amidan của người bệnh.
Amidan hay chính xác hơn là amidan khẩu cái (trong cơ thể có nhiều tổ chức giống amidan phân bố rải rác ở vùng họng) là tổ chức lympho, có cấu trúc nhiều hốc nằm ở hai bên vùng họng miệng. Đây là tổ chức quan trọng tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ bắt giữ và tiêu diệt vi khuẩn, siêu vi ngăn ngừa chúng xâm nhập vào cơ thể. Do nằm ở vị trí cửa ngõ đường tiêu hóa và hô hấp nên amiđan thường bị viêm nhiễm. Khi amiđan bị viêm nhiễm thường có các triệu chứng sau:
Amidan hay chính xác hơn là amidan khẩu cái (trong cơ thể có nhiều tổ chức giống amidan phân bố rải rác ở vùng họng) là tổ chức lympho, có cấu trúc nhiều hốc nằm ở hai bên vùng họng miệng. Đây là tổ chức quan trọng tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ bắt giữ và tiêu diệt vi khuẩn, siêu vi ngăn ngừa chúng xâm nhập vào cơ thể. Do nằm ở vị trí cửa ngõ đường tiêu hóa và hô hấp nên amiđan thường bị viêm nhiễm. Khi amiđan bị viêm nhiễm thường có các triệu chứng sau:
- Đau họng
- Cảm giác nuốt vướng hoặc khó nuốt
- Sốt, đau đầu
- Mệt mỏi, uể oải toàn thân
- Hơi thở hôi, đôi khi khạc ra bã đậu
- Đau căng vùng dưới cằm do viêm hạch
- Áp-xe amidan, sốt cao, há miệng hạn chế và không ăn uống được
(Viêm amidan quá phát gây ngủ ngáy, biến đổi gióng nói) | (Viêm amidan xơ teo gây nuốt vướng, hôi miệng) |
Tuy nhiên không phải cứ có viêm amidan là cần cắt bỏ. Chúng ta chỉ loại bỏ nó khi điều đó có lợi hơn là giữ lại amidan. Chỉ định cắt Amidan trong những trường hợp sau:
- Viêm amidan mạn tính, tái phát nhiều lần, dùng thuốc không hiệu quả. Bệnh nhân thường có biểu hiện đau họng, nuốt vướng, hơi thở hôi, ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ, thay đổi giọng nói…
- Viêm amidan gây ra các biến chứng như viêm tấy, áp xe quanh amidan, viêm phế quản, viêm xoang, thấp khớp, viêm cầu thận…
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đang áp dụng kỹ thuật cắt amiđan tiên tiến, dựa trên ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình như sử dụng dao kim điện cao tần, dao siêu âm, dùng các thuốc giúp cải thiện triệu chứng trong và sau phẫu thuật… giúp mang lại những hiệu quả cao như:
- Thời gian thực hiện nhanh: khoảng 15-30 phút. Hạn chế được lượng thuốc mê phải sử dụng, an toàn cho sức khỏe;
- Loại bỏ hết amidan viêm mà hầu như không gây tổn thương tổ chức lành xung quanh;
- Rất ít chảy máu;
- Rất ít đau sau mổ;
- Hiệu quả kinh tế, tiết kiệm thời gian và công sức.
(Phẫu thuật cắt amidan tại BV Đại học Y Thái Bình)
Trước khi phẫu thuật cắt amidan người bệnh cần chuẩn bị:
- Nhịn ăn sáng để làm xét nghiệm máu.
- Khám nội soi Tai Mũi Họng (nếu đã có kết quả từ lần khám trước, người bệnh nên mang theo để sử dụng khi cần).
- Cho bác sỹ biết các loại thuốc đang sử dụng, tình trạng dị ứng mà bạn mắc phải, tình trạng kinh nguyệt ở nữ giới.
- Trước ngày phẫu thuật, người bệnh không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì sau nửa đêm và thông báo cho bác sỹ nếu thấy không khỏe, chảy mũi, hắt hơi hoặc đến kỳ kinh nguyệt…
Sau phẫu thuật cắt amidan cần theo dõi và chăm sóc thế nào?
Thông thường sau cắt amidan, người bệnh sẽ hồi phục sức khỏe trong khoảng 1 – 2 ngày. Nếu được chăm sóc tốt, người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng hơn. Chế độ theo dõi, ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt cần được kiểm soát chặt chẽ bởi nhân viên y tế và người thân:
- Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh cần đùn nước bọt ra khăn giấy để theo dõi. Nếu nước bọt lẫn máu tươi, số lượng nhiều cần báo ngay cho bác sỹ. Cố gắng uống nước lọc hoặc ăn thức ăn lỏng khi được phép của bác sỹ.
- Nếu đau, có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc giảm đau cho trẻ vì một số loại không phù hợp khiến cho vết mổ nghiêm trọng hơn.
- Nói chuyện nhẹ nhàng, tránh nói to. Không được khạc cổ họng.
- Ăn thức ăn lỏng, cháo, rau củ quả băm nhỏ. Không ăn thức ăn cứng, chua, nóng trong 2 tuần sau phẫu thuật vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí mới mổ.
- Có thể đánh răng và súc miệng nhẹ nhưng không được súc họng để tránh làm rách vết mổ.
- Hạn chế đến nơi đông người trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật.
- Không được hoạt động gắng sức dưới trời nắng nóng. Uống nước thường xuyên để cấp nước cho cơ thể sau khi mổ.
Là một Bệnh viện thuộc Trường Đại học Y Dược nên hàng năm, khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đã tiếp nhận, thăm khám, điều trị cho rất người dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận gặp các bệnh lý về Tai, Mũi, Họng. Tại Bệnh viện, người bệnh sẽ được khám, tư vấn và điều trị bởi các Tiến sĩ, Thạc sỹ, Bác sĩ:
- Là giảng viên Bộ môn Tai Mũi Họng – Trường Đại học Y Dược Thái Bình có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm;
- Được đào tạo bài bản, chỉ định chuẩn mực theo các phác đồ tiên tiến của Hội Tai Mũi Họng và phẫu thuật đầu cổ Hoa kỳ, Hội Tai Mũi Họng Việt Nam;
- Có kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển kỹ thuật mới và đào tạo nhân lực.
Kết hợp cùng hệ thống máy móc hiện đại giúp chẩn đoán nguyên nhân một cách chính xác và áp dụng các phương pháp phẫu thuật tân tiến giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh khi có chỉ định can thiệp ngoại khoa, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đã trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của người dân tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận.
Đặt lịch khám, tư vấn và điều trị bệnh lý về Tai Mũi Họng, vui lòng liên hệ:
Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
Địa chỉ: 373 phố Lý Bôn – phường Kỳ Bá – TP Thái Bình – tỉnh Thái Bình
Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
Địa chỉ: 373 phố Lý Bôn – phường Kỳ Bá – TP Thái Bình – tỉnh Thái Bình