Nội soi tiêu hóa là một thủ thuật thăm khám trực tiếp niêm mạc của đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng), bằng cách đưa ống soi mềm vào đường tiêu hóa để phát hiện tổn thương, nhằm có hướng điều trị cần thiết.
Trong Nội soi tiêu hóa được chỉ định nhiều nhất là nội soi dạ dày (đưa ống soi mềm vào qua đường miệng) và nội soi đại trực tràng (đưa ống soi mềm vào qua đường hậu môn).
Không chỉ thực hiện nội soi khi cơ thể có các triệu chứng bất thường, bác sĩ khuyến cáo mỗi người dân nên đi nội soi dạ dày, đại tràng tối thiểu một năm/lần để kiểm tra, sàng lọc các bệnh lý đường tiêu hóa. Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều người băn khoăn chính là nên chọn phương pháp nội soi thường hay nội soi gây mê ?
– Nội soi tiêu hóa thường: Bệnh nhân được nội soi khi hoàn toàn tỉnh táo nên có thể sẽ cảm thấy đau, buồn nôn và khó chịu, kích thích trong khi nội soi. Do vậy một số người đã từ chối thực hiện, bỏ lỡ cơ hội phát hiện, điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
– Nội soi tiêu hóa gây mê:Là kỹ thuật mà trước khi thực hiện nội soi người bệnh sẽ được gây mê. Quá trình nội soi sẽ diễn ra giống như một giấc ngủ ngắn khoảng 15 – 20 phút. Người bệnh không hề có cảm giác đau đớn, khó chịu. Sau đó, người bệnh tiếp tục được nằm nghỉ ngơi cho tới khi tỉnh hoàn toàn.
Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đã triển khai thường quy kỹ thuật nội soi dạ dày, đại tràng bằng ống mềm có gây mê. Nội soi gây mê ra đời được coi là bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa. Nó giúp người bệnh xóa tan nỗi sợ hãi khi nội soi. Giúp các bác sĩ, điều dưỡng viên dễ dàng thao tác để quá trình thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Trong Nội soi tiêu hóa được chỉ định nhiều nhất là nội soi dạ dày (đưa ống soi mềm vào qua đường miệng) và nội soi đại trực tràng (đưa ống soi mềm vào qua đường hậu môn).
Không chỉ thực hiện nội soi khi cơ thể có các triệu chứng bất thường, bác sĩ khuyến cáo mỗi người dân nên đi nội soi dạ dày, đại tràng tối thiểu một năm/lần để kiểm tra, sàng lọc các bệnh lý đường tiêu hóa. Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều người băn khoăn chính là nên chọn phương pháp nội soi thường hay nội soi gây mê ?
– Nội soi tiêu hóa thường: Bệnh nhân được nội soi khi hoàn toàn tỉnh táo nên có thể sẽ cảm thấy đau, buồn nôn và khó chịu, kích thích trong khi nội soi. Do vậy một số người đã từ chối thực hiện, bỏ lỡ cơ hội phát hiện, điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
– Nội soi tiêu hóa gây mê:Là kỹ thuật mà trước khi thực hiện nội soi người bệnh sẽ được gây mê. Quá trình nội soi sẽ diễn ra giống như một giấc ngủ ngắn khoảng 15 – 20 phút. Người bệnh không hề có cảm giác đau đớn, khó chịu. Sau đó, người bệnh tiếp tục được nằm nghỉ ngơi cho tới khi tỉnh hoàn toàn.
Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đã triển khai thường quy kỹ thuật nội soi dạ dày, đại tràng bằng ống mềm có gây mê. Nội soi gây mê ra đời được coi là bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa. Nó giúp người bệnh xóa tan nỗi sợ hãi khi nội soi. Giúp các bác sĩ, điều dưỡng viên dễ dàng thao tác để quá trình thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Ưu điểm của phương pháp nội soi gây mê:
- Hoàn toàn không đau, không gây kích thích, không khó chịu.
- Giúp bác sĩ thực hiện dễ dàng hơn vì người bệnh không có phản ứng.
- Áp dụng được nhiều kỹ thuật cần độ chính xác cao như: Cắt polyp dạ dày, đại tràng, cắt hớt niêm mạc, tiêm cầm máu, thắt tĩnh mạch thực quản trong bệnh lý xuất huyết tiêu hóa, sinh thiết làm giải phẫu bệnh chẩn đoán sớm ung thư tiêu hóa và sinh thiết làm chẩn đoán vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
- Giảm thiểu tối đa các tai biến, biến chứng.
- Thực hiện nhanh chóng (5 – 15 phút).
- An toàn vì thời gian gây mê ngắn, lượng thuốc thấp, bệnh nhân sẽ tỉnh táo ngay khi kết thúc quá trình soi, không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hay sức khỏe.
Bệnh nhân đến nội soi tiêu hóa cần chuẩn bị:
- Nhịn ăn ít nhất 6 giờ để làm sạch dạ dày, tạo điều kiện dễ dàng cho bác sĩ nội soi quan sát các tổn thương trong dạ dày, đại tràng.
- Không uống các loại nước có màu.
- Tránh không uống nước để tránh khi nội soi nước có thể trào ngược lên phổi gây nguy hiểm.
- Không sử dụng các loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày trước nội soi.
Nguồn tin: ThS BS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Khoa TDCN Bệnh viện & phòng Công tác xã hội
|