Hiện nay đang là thời điểm giao mùa (xuân – hè). Tuy thời tiết đã ấm dần lên nhưng vẫn có những đợt lạnh đan xen khiến nhiệt độ xuống thấp đột ngột, kèm theo đó là hiện tượng nồm ẩm. Đây là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và phát tán lây truyền các bệnh qua đường hô hấp, tiêu hóa như: Covid-19, cúm, sởi, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết… Chính vì vậy người dân cần chủ động phòng chống các dịch bệnh khi thời tiết giao mùa, tránh để dịch chồng dịch.
Những đối tượng dễ mắc bệnh thời kỳ giao mùa:
– Trẻ nhỏ: Đối với trẻ nhỏ đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn.
– Người cao tuổi, người có bệnh mãn tính : Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi.
Để chủ động phòng tránh bệnh khi thời tiết chuyển mùa, mọi người cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
– Trẻ nhỏ: Đối với trẻ nhỏ đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn.
– Người cao tuổi, người có bệnh mãn tính : Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi.
Để chủ động phòng tránh bệnh khi thời tiết chuyển mùa, mọi người cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
1. Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: COVID-19, sởi, thủy đậu, cúm …).
2. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
3. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, cúm … Hạn chế đến những chỗ đông người.
4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín; ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.
5. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày.
6. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
7. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
2. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
3. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, cúm … Hạn chế đến những chỗ đông người.
4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín; ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.
5. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày.
6. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
7. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Nguồn tin: Phòng CTXH